Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.1.  Vị trí địa lý: Xã Đồng Ý cách trung tâm huyện Bắc Sơn 10km về phía Tây Nam. phía Tây tiếp giáp với xã Tân tri, phía Nam tiếp giáp với xã Vũ Sơn, phía Bắc giáp với xã Long Đống, phía Đông giáp với xã Tân Lập và Thị Trấn Bắc Sơn.

          1.2. Diện tích: Với diện tích tự nhiên là: 2.733 ha, (Trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 432 ha, Đất trồng cây lâu năm: 89 ha, Đất lâm nghiệp 1.062ha, đất núi đá 1.174 ha). Xã có đường quốc lộ 1B chạy qua từ km số 3 đến km 14, trung tâm xã có chợ, xã được chia thành 8 thôn, phân bổ nằm dọc theo đường quốc lộ 1B.

          1.3.  Dân số: Năm 2020 toàn xã có 1.033 hộ, dân số là: 4.546 khẩu, dân tộc chủ yếu là: Tày, Nùng, Kinh, Dao cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 69,23%, Nùng chiếm 15,70%, Kinh chiếm 12,7%, Dao chiếm 2,3% dân số toàn xã, tỷ lệ nữ chiếm 52,4% dân số

          1.4.  Hành chính: Bao gồm 8 thôn: Lân Dạ, Lân Páng, Hợp Thành, Hợp Nhất, Khau Ràng, Nà Nhì, Nà Cuối, Nà Ghéo.

 

Trong thời kỳ phong kiến, xã có tên là Vũ Địch thuộc tổng Vĩnh Yên, Châu Bắc Sơn. Đến năm 1949 thì đổi tên thành xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn. Tên gọi của xã được giữ nguyên từ đó cho tới ngày nay. Toàn xã có tất cả là 15 thôn sau khi sáp nhập nay còn 08 thôn (Lân Dạ, Lân Páng, Hợp Thành, Hợp Nhất, Khau Ràng, Nà Nhì, Nà Cuối, Nà Ghéo)

- Thôn Lân Dạ ( trước đây là hai thôn Lân Dạ và thôn Lân Rò) có diện tích tự nhiên là 26,13 ha, 97 hộ dân với 403 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 94 hộ với 354 khẩu; dân tộc Nùng có 02 hộ với 21 khẩu; dân tộc Kinh có 4 hộ với 23 khẩu. Trong thôn có 04 dòng họ; trong đó họ Dương là đông nhấtvới các chi  khác nhau như: Dương Công, Dương Hữu, Dương Văn, Dương Doãn, Lương, Hoàng, Nông. Trong đó (Xóm Lân Dạ được phân thành các khu; Lăng Rườn, Nà Vằn, Hin Tung, Nà Khóm, Cốc Bông. Các khe suối có Cốc Bó, Thâm Đâng, Hang Đông. Thôn có các cánh đồng như Lăng Rườn, Nà Vằn, Nà Cái, Nà Cao, Na Dáo, Cốc Káp, Cốc Bó; Xóm Lân Rò Dãy núi Nà Mòn của thôn nằm giáp đường 1B, kế bên đó là hai ngọn đồi có tên là đồi Khau Kheo và đồi Róng Bó. được bao quanh bởi các cánh đồng với các tên gọi như Lân Rò, Cốc Hóp, Nà Chát, Nà Vò và nương Ràng Đâng).

-  Thôn Lân Páng có diện tích tự nhiên là 110 hộ với 460 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 94 hộ với 410 khẩu; dân tộc Nùng có 07 hộ với 19 khẩu). dân tộc Kinh có 09 hộ với 27 khẩu). Các dòng họ trong thôn gồm: Dương, Nguyễn, Hoàng, Nông. Là thôn vùng cao nên có nhiều núi đồi, các ngọn đồi như: Sa Khăm, Lân Tắng, Cốc Vường, Lúng Lóng, Sa Quyết, Mỏ Đá, Vò Chè, Bó Hương, Bó Diều, Cốc Vường. Các cánh đồng gồm: Vài Nọi, Nà Rồi, Nà Hin, Cốc Vường, Lăng Rườn, Đon Ca, Nà Làng, Bó Diều, Tát Bai, Pác Khoang, Cốc Phát, Lân Tắng.

- Thôn Hợp Thành (trước đây là thôn Pác Yếng và thôn Bó Luông) có 149 hộ dân với 601 khẩu;  (trong đó có dân tộc Tày 130 hộ,  vớ 513 khẩu; dân tộc Kinh 14 hộ với 513 khẩu; dân tộc Nùng  03 hộ với 15 khẩu; dân tộc Dao 02 hộ với 04 khẩu). Trong đó ( Xóm Pắc Yếng; Có các núi đồi trên địa bàn thôn gồm: núi Pá Khé, Pác Chao, Khưa Cái, Khuối Cái, Đông Nồi, Khuối Thâm, Rẫy Gà. Các cư dân trong thôn từ lâu đời vẫn canh tác trên các cánh đồng như Thâm Luông, Nà Báng, Phai Trung, Co Ngóa, Co Vầy, Thâm Đeng, Nà Áng, Nà Doanh’ Xóm Bó Luông có các cánh đồng như Nà Muống, Nà Seo, Nà Rào, Nà Lừa, Nà Quý. Về tên gọi, trước cách mạng tháng Tám, thôn thuộc thôn Tân Thành, tới những năm 60 thì tách ra thành lập thôn Bó Luông).

Thôn Hợp Nhất (Được sáp nhập từ các thôn Bó Đấy, Bó Mạ, Khuôn Ngần) có diện tích tự nhiên là 93,8 ha, 193 hộ dân với 811 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 162 hộ với 708 khẩu; dân tộc Nùng có 18 hộ với 57khẩu; dân tộc Kinh có 12 hộ với 40 khẩu; dân tộc dao 01 khẩu, dân tộc Mường 01 khẩu). (Trong đó Xóm Khuôn Ngần có diện tích tự nhiên là 32,6 ha, 58 hộ dân với 251 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 50 hộ với 225 khẩu; dân tộc Nùng có 1 hộ với 8 khẩu; dân tộc Kinh có 7 hộ với 18 khẩu). Trong thôn có 4 dòng họ gồm: Lương, Nguyễn, Hoàng, Lê, trong đó họ Lương chiếm đa số. Các đồi núi trên địa bàn thôn gồm: Khuối Tấu, Khuối Nựn, Toong Cây, Cốc Vục, Nặm Mí, Tong Chái. Những cánh đồng canh tác trong thôn gồm Khau Mo, Nà Lâm, Nà Giàng, Nà Thâm, Nà Xa;

Xóm Bó Mạ có diện tích tự nhiên là 25,5 ha, 48 hộ dân với 229 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 42 hộ với 205 khẩu; dân tộc Nùng có 4 hộ với 17 khẩu; dân tộc Kinh có 2 hộ với 7 khẩu. Dân cư trong thôn mang 4 dòng họ gồm: Lương, Hoàng, Lục, Nguyễn. Thôn có đồi Vầy Mấy, núi Bó Phúc, Lân Pán, suối Bó Phúc, giếng Bó Mạ, cánh đồng Bó Luông, đồng Bó Bé và đồng Bó Phúc vfa Nà Mường;

Xóm Bó Đấy có diện tích tự nhiên là 36,7 ha, 79 hộ và 315 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 74 hộ với 291 khẩu; dân tộc Nùng có 2 hộ với 11 khẩu; dân tộc Kinh có 3 hộ với 13 khẩu). Trong xóm chỉ có 2 dòng họ là Hoàng và Lương. Các đồi núi, đồng đất nương bãi gắn liền với quá trình khai phá, xây dựng thôn Bó Đấy gồm: Bó Đấy, Bó Nữa, Bó Híu, Nà To, Nà Pến, Nà Lìn, Nà Mường, Vò Rái, Khau Lầu, Xa Đeo, Cốc Sâu, Tắp Ten.

Thôn Khau Ràng có diện tích tự nhiên là 181,5 ha, 193 hộ với 812 khẩu (trong đó dân tộc tày có 87 hộ với 475 khẩu; dân tộc Nùng có 80 hộ với 219 khẩu; dân tộc Kinh có 24 hộ với 102 khẩu. Trong thôn có 4 dòng họ gồm: Dương, Lý, Hoàng, Hà, trong đó họ Dương chiếm đa số. Trong thôn có vò Lăng Rườn, suối Phai Nam, Núi Voi. Xóm Nà Giáo có diện tích tự nhiên là 101,5 ha, 57 hộ với 240 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 38 hộ với 143 khẩu; dân tộc Nùng có 19 hộ với 77 khẩu). Dân cư trong xóm chủ yếu họ Lương và họ Đàm. Xóm có đồi Rống Eng, Lăng Đính, Khưa Quang, Pá Chè, Vò Hồi, Cáng Dào, Cốc Ổi. Có núi  Lân Mười. Khe suối có Rống Eng, Pất Cáy, Bó Mọc, Cốc Ổi và suối Nà Giáo. Những cánh đồng canh tác trên địa bàn thôn gồm: Rống Eng, Pất Cáy, Đon Púc, Nà Giáo, Pác Khun, Xa Đeo, Nà Pất, Nà Dàng, Nà Ké, Pá Mật, Nà Dúm, Lão Mông. Một số nương rẫy như Rẫy Đon, Phiêng Ca, Lân Mười, Lân Om. Về nguồn gốc hình thành, thôn Nà Giáo được khai phá từ năm 1940, song lúc ấy chưa có tên Nà Giáo. Mãi tới năm 1994, hợp tác xã Hiền Long tách thành 3 thôn Nà Giáo, Nà  Cuối và Nà Nhì. Trong thôn có 3 cây thông cổ thụ có tuổi đời khoảng 200 năm; Xóm Bản Roọng có diện tích tự nhiên là 40 ha, 36 hộ với 147 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 13 hộ với 52 khẩu; dân tộc Nùng có 15 hộ với 63 khẩu; dân tộc Kinh có 8 hộ với 32 khẩu). Trong xóm có 6 dòng họ gồm Đàm, Hoàng, Phạm, Trần, Dương, Phùng. Các  đồi núi trong thôn gồm: Chá Căng, Bó Giáng, Lân Vục, Lân Mu và các cánh đồng như Nà Úng, Chang Rống, Nà Luông, Nà Tiếm.

- Thôn Nà Nhì có diện tích tự nhiên là 98,55 ha, 153 hộ với 656 khẩu (trong đó dân tộc Tày có  hộ với 422khẩu; dân tộc Nùng có 58 hộ với 161 khẩu; dân tộc Kinh có 13 hộ với 67 khẩu; dân tộc dao 04 khẩu). Dân cư trong thôn 09 dòng họ khác nhau, cụ thể gồm: Vương, Lương, Hoàng, Trần, Đàm, Hứa, Lê, Triệu, Dương. Thôn có mương Gò Cáy, Nà Thia, Nà Lại, Phác Lúng, Hin Chái, suối Hoàng Rì, suối Gón Cáu, khe Thâm Troong, Rọ Mé Keo. Cư dân trong thôn canh tác tại các cánh đồng như: Thâm Troong, Nà Nhì, Trang Rống, Gón Cáu, Nà Hoán, Nà Cái, Hoàng Rì, Nà Thia, Gò Cáy, Lân Sao, Gặm Mò, Nà Teng, Phai Hém. Thôn Nà Nhì là một thôn mới, năm 1994 mới được thành lập; xóm Nà Cuôn có diện tích tự nhiên là 38,20 ha, 33 hộ với 139 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 4 hộ với 24 khẩu; dân tộc Nùng có 29 hộ với 112 khẩu; dân tộc Thái có 1 hộ; dân tộc Kinh có 2 khẩu. Các dòng họ trong thôn gồm Hứa, Lâm, Hoàng, Triệu. Trong thôn có các đồi Cốc Mặn, Gạm Mò, Nà Teng, Hoàng Pháng, Nà Cái và các khe suối như Nà Cuôn, cốc Mặn, Khuối Kíu. Các cánh đồng như Nà Teng, Cốc Mặn, Nà Cuôn, Cốc Phầy, Khuổi Kíu và các nương như Gạm Mò, Cốc Mặn, Nà Lốc, Tát Bai… là nơi canh tác lâu đời của các thế hệ người dân trong thôn.

Thôn Nà Cuối có diện tích tự nhiên là 1.197,01 ha, 83 hộ với 356 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 40 hộ với 181 khẩu; dân tộc Nùng có 34 hộ với 136 khẩu; dân tộc Kinh có 09 hộ với 37 khẩu). Thôn có 8 dòng họ gồm: Hoàng, Dương, Lương, Lèo, Lộc, Lý, Trần, Trịnh. Thôn có đồi Ri Mệnh, Khưa Quang, Cốc Sâu; các ngọn núi gồm Long Bài, Nà Khúm, Lân Mè, Lăn Rường và các cánh đồng như Cốc Cao, Nà Vùng, Xum Lấm, Nà Cuối, Nà Đon, Nà Chá, Nà Lìn, Lăn Rườn, Khuổi Kius, Nà Khúm, Mương Lăng Đính và Xa Đeo.

Thôn Nà Ghéo có 92 hộ dân với 409 khẩu (trong đó dân tộc Tày có 29 hộ với 119 khẩu; dân tộc Nùng có 30 hộ với 139 khẩu; dân tộc Dao có 16 hộ với 78 khẩu; dân tộc Mường có 02 khẩu; dân tộc Kinh có 13 hộ với 61 khẩu). Trong thôn có 10 dòng họ gồm: Họ Hoàng, Lương, nông, triệu, Nguyễn, Lý, La, Phạm, Dương, Trần. Thôn có đồi Khau Khá, Khau Kiêng, Kéo Gạu, Thâm Bấc, Tổng Thắng, Thâm Cút, Nà Mò. Trong thôn chỉ có một con suối tên là Nà Mò. Các dãy núi trên địa bàn thôn gồm Cốc Trú, Bò Nghè, Thắm Gáng, Bắn Mìn. Những cánh đồng canh tác lâu đời của cư dân trong thôn gồm: Nà Gạu, Nà Vùng, Cốc Cao, Cốc Vầy, Nà Phát, Nà Dúm, Ràng Cái, Cốc Cướm, Pác Thắm, Khấu Lấu, Nà Lẹng, Nà Mò, Nà Húi, Cốc Khuông, Kéo Gạu. Một số cánh rừng như Khau Khá, Khuổi Hoài, Co Bao, Kéo Gạu, Kéo Tắc, Khau Kiêng. 

About